[Cao Cấp] - [Ngữ pháp] Danh từ + 더러/보고 Biểu hiện tương tự 에게/한테
1. Là biểu hiện mang tính khẩu ngữ gắn vào sau danh từ chỉ đối tượng hướng đến của động từ, và thể hiện hành động hay tình huống nào đó tác động một cách trực tiếp đến ai đó, có nghĩa tương đương trong tiếng Việt là "với" hoặc cũng có khi không có từ tương ứng với tiếng Việt. Chủ yếu được sử dụng khi đề nghị, kiến nghị, sai khiến, ra lệnh việc nào đó.
영호가 나더러 같이 등산 가자고 했어.
Youngho bảo tôi đi leo núi cùng nhau.
누가 너더러 여기를 다 청소하라고 했어?
Ai đã bảo bạn dọn dẹp hết chỗ này?
2. Thường xuyên sử dụng trong câu dẫn dụng lời nói của người khác.
선생님께서 유리더러 일찍 오라고 하셨어.
Thầy giáo đã bảo Yuri đến sớm.
엄마가 아이더러 텔레비전을 보지 말라고 했다.
Mẹ đã bảo tụi nhỏ không được xem Tivi
3. Chủ yếu sử dụng với người có khoảng cách gần gũi, thân mật hay với những người bề dưới. (Vì thế hay thấy biểu hiện này được dùng rất nhiều trong lối nói xuồng xã 반말)
내가 민수 씨더러 내일 만나자고 했어요.
Tôi đã rủ Minsu ngày mai gặp mặt.
누가 너더러 그럴 하래?
Ai đã bảo bạn làm như vậy?
4. Có biểu hiện tương tự là '에게', '한테'.
영호가 유리더러 같이 식당에 가재요.
=영호가 유리에게 같이 식당에 가재요.
=영호가 유리한테 같이 식당에 가재요.
Youngho đã rủ Yuri cùng đến nhà hàng.
Sự khác nhau giữa '더러/보고' và '에게/한테'.
1. '한테' có thể sử dụng với tất cả người hay các đối tượng khác nhận tác động của hành động nhưng '더러' chỉ dùng được với con người.
원숭이한테 바나나를 주었다. (O)
원숭이더러 바나나를 주었다.(X)
2. Có thể sử dụng '한테' ở tất cả hoàn cảnh, tình huống nhận tác động của hành động nào đó nhưng '더러' chỉ sử dụng khi sai khiến, đề nghị trực tiếp việc nào đó tới người kia.
그 일을 민수 씨한테 하라고 해. (O)
그 일을 민수 씨더러 하라고 해. (O)
Người làm việc đó là Minsu do đó có thể sử dụng cả '더러' và '한테'.
유리 씨, 이 책을 민수 씨한테 좀 전해 주세요. (O)
유리 씨, 이 책을 민수 씨더러 좀 전해 주세요. (X)
Người chuyển cuốn sách này không phải là Minsu mà là Yuri. Vì không phải là việc yêu cầu, sai khiến trực tiếp tới Minsu nên không thể dùng được 더러 (cho đối tượng Minsu).
수빈이가 민재더러(보고/에게/한테) 같이 밥 먹자고 했다. (O)
유나에게(한테) 애인이 생겼다. (O)
유나더러(보고) 애인이 생겼다. (X)
Thêm các ví dụ khác:
시부모님이 나보고 빨리 아기를 가지라고 하셔서 스트레스를 많이 받고 있어.
사촌 동생보고 이번 주말에 같이 외할머니 댁에 가자고 해야겠다.
맞벌이를 하게 돼서 장모님더러 아기를 봐 달라고 할 수밖에 없었다.
A: 요즘은 장인어른하고 장모님더러 아버님, 어머님이라고 부른다면서요?
B: 네, 예전과는 달리 처가 식구들을 가족처럼 가깝게 생각하고 자주 왕래하기 때문에
호칭도 아버님, 어머님처럼 친근하게 바꿔 부르는 사람이 많아졌어요.
A: 한국에서 생활하면서 불편한 점은 없었어요?
B: 없긴요. 요즘도 호칭 문제 때문에 자주 실수하는데 어제도 형님보고 아가씨라고
했지 뭐예요.