Động từ trong Tiếng Anh - Blog Học Tiếng Hàn

Chủ Nhật, 2 tháng 1, 2022

Động từ trong Tiếng Anh

 Hầu hết các bạn đã từng học tiếng anh ở bậc tiểu học trung học đều từng nghe qua dạng bài tập về chia động từ trong tiếng Anh. Vậy nó là gì mà chúng ta được tiếp xúc sớm như vậy. Hãy cùng chúng khám phá qua bài viết sau đây.

1. Động từ là gì?

Động từ là một bộ phận bắt buộc để thành lập câu. Thậm chí đối khi một câu chỉ cần một động từ thôi là đủ

Dùng với mục đích diễn đạt hành động trạng thái của sự vật hiện tượng. từ đó truyền tải thông tin nội dung mấu chốt của cả câu.

2. Vị trí của động từ trong tiếng anh

Mỗi mệnh đề có duy nhất một động từ chia thì (động từ chính của câu) và theo sau nó là các động từ chia theo dạng hoặc cấu trúc.

Động từ chia thì thường đứng sau chủ ngữ

Ví dụ: He loves her very much (anh ta yêu cô gái rất nhiều)

Động từ chia thì thường đứng sau các trạng từ chì tần suất

Ví dụ:  I often go to school by bike (tôi thường đi học bằng xe đạp)

Các trạng từ tần suất hay gặp như:

Động từ chia theo dạng thường đứng sau một cấu trúc phù hợp nào đó. Chẳng hạn như: “ want to do something”, “see somebody doing something”…

Ví dụ: I want to be a teacher when I grow up (tôi muốn trở thành một giáo viên khi tôi lớn lên)

3. Phân loại các loại động từ

3.1. Động từ thể chất (physical verbs)

Là các động từ diễn tả hành động cụ thể sự vật. Có thể là  sự chuyển động bộ phận cụ thể của con người hoặc sử dụng công cụ để tạo ra một hành động khác.

Các dạng thức: Đơn-tiếp diễn

Một số động từ thể chất hay gặp:

Jump (ʤʌmp) Nhảy lên Laugh (lɑːf) Cười lớn
Ask (ɑːsk) Hỏi Kick (kɪk) Đá
Build (bɪld) Xây dựng Lift (lɪft) Nâng lên
Call (kɔːl) Gọi điện Move (muːv ) Di chuyển
Shout (ʃaʊt) Kêu Nod (nɒd) Gật đầu
Carry (ˈkæri) Mang Play (pleɪ) Chơi
Run (rʌn) Chạy Push (pʊʃ) Đẩy
Hear (hɪə) Nghe Ride (raɪd) Lái xe
Climb (klaɪm) Leo Run (rʌn) Chạy
Come (kʌm) Đến Sing (sɪŋ) Hát
Dance (dɑːns) Nhảy Send (sɛnd) Gửi
Drink (drɪŋk) Uống nước Sit (sɪt) Ngồi xuống
Eat (iːt) Ăn Stand (stænd) Đứng
Enter (ˈɛntə) Đi vào Talk (tɔːk) Nói
Fall (fɔːl) Té ngã Throw (θrəʊ) Ném
Fix (fɪks) Sửa chữa Walk (wɔːk) Đi bộ
Exit (ˈɛksɪt) Thoát ra Yell (jɛl) La hét to
Give (gɪv) Cho đi Write (raɪt) Viết
Go (gəʊ) Đi
Hit (hɪt) Đánh
Hop (hɒp) Nhảy

Ví dụ: Let’s play badminton together (chơi cầu long cùng nhau nào)

3.2. Động từ trạng thái (stative verbs)

Bao gồm các động từ dùng để chỉ trạng thái

Thường liên quan tới:

  • Cảm xúc (emotions)
  • Sự tồn tại (existence): be, appear, seem…
  • Ham muốn (desire): love, want, prefer, like…
  • Cảm giác (sense); look, sound, feel, taste, smell…
  • Sở hữu (possession): possess, have, own…
  • Ý nghĩ/quan điểm (thoughts/opinion): believe, think, consider…
  • Chỉ các số đo, kích cỡ (measurement).

Không được sử dụng trong các thì tiếp diễn

Ví dụ:

  • Mr. Jackson is seeming like a nice guy.–> sai
  • Mr. Jackson seems like a nice guy.–> đúng

Một số từ vừa là động từ chỉ trạng thái vừa là động từ chỉ hành động như:

  •  look
  • think
  • have
  • be (am, is, are)

Ví dụ:

  • think that’s a great idea. ( Tôi nghĩ đó là một ý tưởng tuyệt vời)
  • am thinking about my upcoming speech. ( Tôi đang suy nghĩ về bài phát biểu sắp tới của mình)

3.3. Động từ chỉ hoạt động nhận thức (mental verbs)

Là những động từ đề cập đến trạng thái nhận thức giải quyết các vấn đề logic

Hành động chủ yếu là các hành động trừu tượng, liên quan đến nhận thức

Ý nghĩa của hành động liên quan nhiều tới các khái niệm như suy nghĩ lập kế hoạch và khám phá

Không phải là hành động cụ thể nên không được sử dụng để đánh giá bên ngoài. Mà cần đánh giá thông qua nhận thức và kiến thức của bản thân mình.

Các động từ nhận thức quan trọng:

Feel (fiːl) Cảm thấy cảm giác Smell (smel) Ngửi có mùi
Like Thích See (siː) Thấy
Love (lʌv) Yêu Look (lʊk) Nhìn, trông có vẻ
Hate(heɪt) Ghét Please (pliːz) Xin
Realize (ˈriːəlaɪz) Nhận ra Learn (lɜːn) Học
Mind (maɪnd) Suy nghĩ Notice (nəʊtɪs) Thông báo
Know (nəʊ) Biết Promise (ˈprɒmɪs) Hứa
Hope (həʊp) Hy vọng Deam (driːm) Mơ ước
Wish (wɪʃ) Ước muốn, mong ước Imagine (ɪˈmædʒɪn) Tưởng tượng
Understand (ˌʌndəˈstænd) Hiểu Prefer (prɪˈfɜː(r)) Ưa thích
Impress (ɪmˈpres) ấn tượng Own (əʊn) Sở hữu
Remember (rɪˈmembə(r)) Nhớ Doubt (daʊt) Nghi ngờ
Forget (fəˈɡet) Quên Want (wɒnt) Muốn
Surprise(səˈpraɪz) Ngạc nhiên Dislike (dɪsˈlaɪk) Không thích
Concern (kənˈsɜːn) Quan tâm Decide (dɪˈsaɪd) Quyết định
Recognize (ˈrekəɡnaɪz) Nhận thức Perceive (pəˈsiːv) Nhận ra cảm thấy
Taste (teɪst) Có vị
Hear (hɪə(r)) Nghe

 Cách dùng:

  • Đa số các động từ chỉ nhận thức không sđược sử dụng ở các thì tăng dần
  • Một số động từ chỉ nhận thức khi sử dụng trong các thì tăng dần, nghĩa của chúng sẽ thay đối so với khi sử dụng ở các thì đơn giản
  • Dùng kết hợp với USED TO nhưng không dùng được với WOULD để nói về thói quen trong quá khứ
  • Khi muốn nói về trạng thái bắt đầu trong quá khứ và tiếp tục ở hiện tại, các động từ chỉ nhận thức thường được dùng ở các thì hiện tại hoàn thành hơn hoàn thành tiếp diễn

3.4. Động từ hành động (action verbs)

Diễn tả hành động mà vật chủ đang thực hiện: tinh thần hoặc thể chất

Mang một lượng thông tin lớn

  • goto school on foot everyday. (Tôi đi bộ đến trường mỗi ngày)
  • I really admiremy father. (Tôi rất ngưỡng mộ bố của tôi).

Một số  động từ hành động phổ biến

Động từ Nghĩa Ví dụ
Ride Đạp xe I usually ride my bike to school even though the distance from home to school is very long.

(tôi thường đi xe đạp đến trường mặc dù quãng đường từ nhà đến trường học rất xa)

Read Đọc To read books helps us gain valuable experiences and lessons

(đọc sách giúp chúng ta có thêm những kinh nghiệm và bài học quý)

Listen Nghe I often listen to music when I feel lonely

(tôi thường nghe nhạc khi tôi cảm thấy cô đơn)

Sit down Ngồi xuống Sit down, please (hãy ngồi xuống)
Stand up Đứng lên She didn’t even have the strength to stand up.

(Cô ấy thậm chí còn khống có sức để đứng dậy).

Fight Đánh nhau It is better to fight for justice than to rail at the ill.

(Đấu tranh vì lẽ phải tốt hơn là chửi bới cái ác).

Laugh Cười The child laughs every day

(đứa trẻ cười mỗi ngày)

Cry Khóc The child cried because he couldn’t eat candy

(đứa trẻ khóc vì không được ăn kẹo)

Think

 

Suy nghĩ I often think to myself

(tôi thường suy nghĩ một mình)

Sing Hát She sings very well

(Cô ta hát rất hay)

Watch TV Xem TV I often watch TV with my family

(tôi thường xem ti vi cùng gia đình của mình)

Dance Nhảy múa Dancing makes us more optimistic

(nhảy múa giúp cúng ta lạc quan hơn)

Turn on

 

Bật Turn on the lights for me, please

(bật đèn giúp tôi, làm ơn)

Turn off Tắt Please turn off the lights when you leave the room

(hãy tắt đèn khi ra khỏi phòng)

Win Thắng lợi You win some, you lose some.

(đôi khi bạn thắng, nhưng cũng có lúc bạn thua).

Fly Bay I loved to fly kites when I was little

(tôi thích thả diều khi tôi còn nhỏ)

Throw away Vứt bỏ Your life is too valuable to throw away.

(cuộc đời của bạn quá giá trị để bỏ đi).

Sleep Ngủ I want to sleep but I haven’t finished my work yet

(tôi muốn ngủ nhưng tôi chưa hoàn thành công việc của mình)

Close Đóng Can you close the window? I’m in a draught

(Bạn có thể đóng cửa sổ được không? Tôi đang đau đầu).

Dream I dreamed a beautiful dream

(tôi đã mơ một giấc mơ đẹp)

Kiss Hôn Can I kiss you?

(tôi có thể hôn bạn không?)

Hug Ôm I want to hug and encourage you

(tôi muốn ôm và động viên cậu)

PHÂN LOẠI:

Ngoại động từ (transitive verbs):

  • Là các động từ hành động biểu thị
  • Cần một tân ngữ phía sau động từ để chuyển thành hành động
  • Phổ biến: make(meɪk), give((ɡɪv), get (ɡet),bring (brɪŋ), offer (ɒfə(r)),..

Nội động từ (intransitive verbs):

  • Phía sau nội động từ không cần thiết có thêm một tân ngữ
  • Không được chuyển sang câu bị động passive voice
  • Nội động từ hay được sử dụng: arrive (əˈraɪv), die, cry (kraɪ), sit(sɪt), lie (laɪ), went, laugh (lɑːf)

Cuối cùng từ những thông tin mà Vinaenglish đã cung cấp phía trên, hy vọng bạn hiểu về động từ trong tiếng Anh. Từ đó có thể phục vụ cho việc học ngữ pháp của mình. Chúc các bạn thành công.