Cách nối âm trong tiếng Anh đầy đủ, chính xác nhất!
Có một lý do mà những người mới học tiếng Anh thường không nghe rõ được những lời người bản ngữ nói, đó là do khi nói họ đã sử dụng phương pháp nối âm để nói nhanh, trôi chảy và tự nhiên hơn. Tuy nhiên đừng lo TOPICA Native sẽ hướng dẫn bạn những cách nối âm tiếng Anh cơ bản để bạn có thể vừa cải thiện khả năng nghe vừa cải thiện khả năng giao tiếp tiếng Anh nhé.
Trong bài viết này, TOPICA Native sẽ cung cấp cho các bạn những nguyên tắc nối âm trong tiếng Anh. Rất đơn giản thôi, tất cả chỉ bao gồm 4 nguyên tắc chính. Khi đã nắm vững được các nguyên tắc này, trình độ tiếng Anh của bạn sẽ được cải thiện đáng kể đó.
1. Nối âm là gì?
Khi nói tiếng Anh với tốc độ nhanh mà phát âm các từ ngữ một cách riêng rẽ, tách biệt giống như trong tiếng Việt, người nói chắc chắn sẽ không thể phát âm trôi chảy. Bởi các từ trong tiếng Anh cần chúng ta phải phát âm rõ phụ âm cuối. Do đó nối âm là khi người nói nối âm của âm tiết cuối trong từ trước với âm đầu của từ kế tiếp. Khi thực hiện kỹ thuật nối âm, bạn sẽ không còn thấy những khoảng lặng giữa các từ khi phát âm nữa, qua đó khiến lời nói trở nên trôi chảy, tự nhiên, mượt mà hơn.
Ví dụ: I love you (Anh yêu em)
2. Quy tắc nối âm trong tiếng Anh
2.1 QUY TẮC 1: Nối phụ âm với nguyên âm
Trước hết, hãy cũng nhớ lại rằng các nguyên âm trong tiếng Anh bao gồm : a, e, i, o, u. Trong khi đó các chữ cái còn lại được coi là phụ âm.
Theo nguyên tắc, khi một từ đằng trước có kết thúc là một phụ âm và từ kế sau mở đầu bằng một nguyên âm thì ta sẽ đọc nối phụ âm với nguyên âm. Nguyên tắc này rất đơn giản, bạn chỉ việc phát âm đủ âm đuôi thì khi nói nhanh tự động nguyên âm và phụ âm sẽ được nối với nhau.
Ví dụ: That’s what I thought. /ðæts wa:t aɪ θɑːt/ (Đó là điều tôi đã nghĩ) đọc liền lại thành /ðæts wa: daɪ θɑːt/
Check-in /t∫ek in/ (Đăng ký) bạn đọc liền thành /t∫ek’in/
Hold on /hoʊld ɑːn/ (Giữ lấy) đọc liền thành /hoʊldɑːn/
Hay đơn giản nhất là một cụm từ xuất hiện vô cùng nhiều trong tiếng Anh, đó là Thank you /ˈθæŋk ˌjuː/ (Cảm ơn)→ /ˈθæŋ kjuː/
Lưu ý:
- Có những từ kết thúc bằng nguyên âm không được phát âm, nên ta phải nối phụ âm trước đó với nguyên âm đầu của từ sau.
Ví dụ: Live out (Sống hết mình) đọc là /li:v vaʊt/
Middle East (Trung Đông) thì đọc nối âm thành /midlli:st/
- Khi một phụ âm gió đứng trước nguyên âm, trước khi bạn nối với nguyên âm, bạn phải chuyển phụ âm đó sang phụ âm không gió tương ứng.
Ví dụ: “cough” (ho) được phát âm là /f/ tận cùng, nhưng nếu bạn dùng trong một cụm từ, ví dụ “cough up”(khạc ra), bạn phải chuyển âm /f/ thành/v/ và đọc là /kɔv vʌp/.
- Quy tắc bỏ âm “h”: Chữ “h” ở đầu một số từ như he, his, him, her, has, have chỉ đóng vai trò như một chữ chắc năng và thường không được phát âm nên âm đầu của các từ này thường được coi là một nguyên âm khi nối âm.
Ví dụ: My older sister forgot (h)er key.(Chị gái tôi để quên chìa khóa)
2.2 QUY TẮC 2: Nối nguyên âm với nguyên âm
Khi một từ kết thúc bằng một nguyên âm và từ kết tiếp cũng bắt đầu bằng một nguyên âm khác thì chúng ta cũng nối hai âm của chúng lại với nhau.
- Nếu từ đằng trước kết thúc bằng một nguyên âm dẹt môi, nghĩa là khi phát âm nguyên âm đó miệng bạn sẽ nhoẻn ra như khi đang cười, ví dụ như đó là nguyên âm đơn /ɪ/ hoặc /iː/, hoặc các nguyên âm đôi như /aɪ/, /eɪ/ và /ɔɪ/ thì ta sẽ phát âm thêm một âm /j/ rất ngắn ở giữa nguyên âm này và nguyên âm đầu của từ sau.
Ví dụ: I am /aɪ æm/ (Tôi là) đọc liền sẽ thành /aɪjæm/
I ask /aɪ æsk/ (Tôi hỏi) đọc nhanh sẽ thành /aɪjæsk/
- Khi một từ kết thúc bằng một nguyên âm tròn môi và từ đằng sau bắt đâu bằng một nguyên âm khác. Nguyên âm tròn môi là các nguyên âm mà khi bạn phát âm miệng bạn sẽ tạo thành hình tròn giống như chữ O, ví dụ:“OU”, “U”, “AU”,…Trong trường hợp này, ta sẽ phát âm thêm một âm /w/ rất ngắn ở giữa nguyên âm này và nguyên âm đầu của từ sau.
Ví dụ: Go out /ɡoʊ aʊt/ (Đi ra ngoài) đọc liền lại sẽ thành /ɡoʊwaʊt/
too often /tuː ɑːf.ən/ (Rất thường xuyên) đọc nhanh sẽ thành /tuwɑːf.ən/
2.3 QUY TẮC 3: Nối phụ âm với phụ âm
Khi một từ kết thúc bằng một phụ âm và từ kế tiếp nó bắt đầu bằng một phụ âm giống với phụ âm trước đó hoặc tương tự với nó thì ta sẽ chỉ phát âm phụ âm ấy một lần mà thôi.
Ví dụ: Big girl /bɪɡ ɡɝːl/ (Cô gái lớn) đọc liền sẽ thành /bɪɡɝːl/
Bad day /bæd deɪ/ (Ngày tồi tệ) đọc nhanh sẽ thành /bædeɪ/
Sit down /sɪt daʊn/ (Ngồi xuống)→ /sɪdaʊn/
2.4 QUY TẮC 4: Các trường hợp đặc biệt
- Âm /j/ đứng sau âm /t/, phải được phát âm là /tʃ/:/t/ + /j/ = /tʃ/
Ví dụ:
- “Not use” (Không dùng) đọc là /nɑ:tʃuːz/
- “Last year” (Năm ngoài) đọc là /lɑːstʃɪə/
- Âm /j/ đứng sau âm /d/, phải được phát âm là /dʒ//d/ + /j/ = /dʒ/
Ví dụ:
- “Could you tell her ” (Bạn có thể kể cho cô ấy được không) đọc là /kʊdʒu tel hə/
- “Had you done something” (Bạn đã làm gì) đọc là /hædʒu dʌn sʌm.θɪŋ/
- Âm /j/ đứng sau âm /s/, được phát âm là /ʃ/:/s/ + /j/ = /ʃ/
Ví dụ:
- “Kiss you” (Hôn bạn) đọc là /kɪʃu/
- Âm /j/ đứng sau âm /s/, được phát âm là /ʃ/:/z/ + /j/ = /ʒ/
Ví dụ:
- Who’s your teacher?” (Ai là giáo viên của bạn) đọc là /hu: ʒər tiː.tʃɚ/
- Phụ âm /t/, nằm giữa 2 nguyên âm và 2 nguyên âm đó không phải là trọng âm của từ, thi được phát âm là /d/, /t/ treo hoặc /t/ câm
Ví dụ:
- Tomato (Cà chua) đọc là /tou’meidou/
- I go to bed (Tôi đi ngủ) đọc là /ai gou də sku:l/
- Important (Quan trọng) đọc là / im’pɔ:ənt/
- Khi liền sau âm /n/ là âm /t/, có thể bỏ hẳn âm /t/ đi (“Interview” (Phỏng vấn) đọc là /’innəvju:/)
Trên đây là 4 quy tắc nối âm trong tiếng Anh. Mong các bạn sau khi tham khảo bài viết cũng đã có thể cải thiện khả năng nghe và phát âm của mình. Còn nếu bạn vẫn chưa tự tin với khả năng tiếng Anh của mình, TOPICA Native xin giới thiệu đến các bạn khóa học tiếng Anh dành cho những người bận rộn có thể học mọi lúc mọi nơi và chủ động thời gian hơn, đăng ký tại đây.